Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thảo Ly
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
12 tháng 12 2016 lúc 21:00

Tiên học lễ, hậu học văn:

điều quan trọng nhất là con người phải biết học đạo đức, lễ nghĩa trước đó rồi sau đó mới là việc học chữ nghĩa

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

nếu ở gần người xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu, nếu ở gần người tốt thì ta sẽ học tập được điều hay, lẽ phải của họ. Cái tốt đẹp của người tốt ắt sẽ có tác dụng đối với ta  
Bình luận (0)
Trần Hà Phương
12 tháng 12 2016 lúc 21:00

Giải thích câu: Tiên học lễ , hậu học văn

Muốn học những điều hay, điều lạ gì trên đời này, trước hết phải học cách cư sử sao cho đúng mực

Giải thích câu:Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Đó là một kim chỉ nam cho chúng ta trong việc “chọn bạn mà chơi”

Bình luận (0)
Linh Phương
12 tháng 12 2016 lúc 21:27

Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.

Bình luận (0)
laxusdreyar
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜNguyễn ღ๖ۣۜSáng
21 tháng 9 2016 lúc 20:02

Tiên Học Lễ:
Tiên: Đầu
Lễ: Văn Hóa, Lễ Độ
\(\Rightarrow\) Trước tiên phải học văn hóa, lễ phép trước.

Hậu Học Văn:
Hậu: Sau
Văn: Kiến thức
\(\Rightarrow\) Sau khi học văn hóa xong thì mới có thể học kiến th
ức.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
21 tháng 9 2016 lúc 19:39

Tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là:

+ Tiên học lễ : Đầu tiên chúng ta phải học lễ phép, văn hoá, lễ độ trước

+ Hậu học văn : sau học lễ phép thì chúng ta mới học kiến thức giáo dục

=> Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng muốn thành người tài thì đầu tiên phải học lễ phép, nhân cách sau đó thì mới cần kiến thức, học giỏi

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 9 2016 lúc 13:21

Là trước hết phải học lễ phép, lễ độ, học cái đức sau đó mới trau dồi kiến thức, học vấn tương lai.

Tự nghĩ nè bạn.

Bình luận (0)
pham quynh anh
Xem chi tiết
Lê Bùi Hạnh Trang
6 tháng 3 2022 lúc 13:53

bạn thấy đồ vật hoặc món quà nào ý nghĩa với bạn

viết ra mình giúp

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Ngọc	Bích
6 tháng 3 2022 lúc 13:59

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
pham quynh anh
6 tháng 3 2022 lúc 14:00

cảm ơn hai bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Itsuka Hiro
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
1 tháng 10 2015 lúc 14:08

đến trường đầu tiên học lễ phép sau đó ms học văn hóa

Bình luận (0)
Nguyen Thu Huong
1 tháng 10 2015 lúc 14:12

Có nghĩa là trước tiên phải học lễ nghĩa sau đó mới học văn hóa!^.^

 

Bình luận (0)
Hoàng Trúc Ly
Xem chi tiết

Đề bài:Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Bài làm

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”.

Bình luận (0)
Đức Minh Nguyễn 2k7
12 tháng 12 2018 lúc 18:08

Tiên học lễ, hậu học văn là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.
Khi giáo dục cho học sinh, cho con người, thì cái đầu tiên cần dậy là giáo dục về đạo đức, về nhân cách con người, rồi sau đó mới học đến các kiến thức khác.
Dịch nghĩa Hán Việt:
Tiên là trước, Hậu là sau.
Học lễ là học lễ nghĩa, đạo đức, đạo lý trong cuộc sống.
Học văn là học văn chương, văn hóa, chữ nghĩa, khoa học, kĩ thuật...

Câu nói này chính là thể hiện việc quan trọng và liên kết giữa đức và tài (lễ và văn).
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Thiện căn kia bởi lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Bác Hồ lúc sinh thời cũng có nói về Đức và Tài như sau:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Từ đó cho thấy đức và tài đều quan trọng, nhưng trước tiên con người cần phải có đức, rồi mới đến tài. Đúng như câu Tiên học lễ, hậu học văn.

Bình luận (0)
shimakarinahino yuki
12 tháng 12 2018 lúc 18:09

tiên học lễ hậu học văn nghĩa là đầu tiên phải học lễ nghĩa trước sau đó mới học văn hóa

Bình luận (0)
@//Gấu+Cute//@
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Hưng
30 tháng 12 2020 lúc 19:47

giúp mn 

yêu thiên nhiên 

bảo vệ không khí khỏi ô nhiễm 

học giỏi nghe lời ông bà cha mẹ

 

hành vi lễ độ

nhặt rác bỏ vào thùng rác

trồng cây

Bình luận (1)
Selena Freya
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
2 tháng 5 2018 lúc 19:53

Công việc cần phải làm khi sơ chế thực phẩm là:

 Sơ chế thực phẩmChế biến món ănTrình bày món ăn

Chúc bn thi tốt nhé........^_^

Bình luận (0)
lee chae yeong
2 tháng 5 2018 lúc 19:52

1.Sơ chế thực phẩm

2.Chế biến món ăn

3.Trình bày món ăn

Bình luận (0)
Barbie Vietnam
2 tháng 5 2018 lúc 19:53

-Các công việc thực hiện trong giai đoạn sơ chế là:

+Làm sạch.

+Cắt, thái phù hợp.

+Tẩm ướp gia vị (nếu cần).

Bình luận (0)
Phan Kiến Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết